Giới thiệu chung xã Hồng Thái, huyện Na Hang

Xã Hồng Thái nằm ở phía Đông Bắc của huyện Na Hang, cách trung tâm huyện 47 km.  Phía Bắc giáp với  xã Công Bằng, phía Đông giáp xã Cổ Linh, Cao Tân, huyện Pác Nậm tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp xã Đà Vị;  Phía Tây giáp xã  Yên Hoa.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 1.620,01ha, trong đó: Đất nông nghiệp toàn xã là 1.558,85ha chiếm 96,22 % diên tích tự nhiên, bao gồm Đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp.

Tổng số gia đình toàn xã 316 hộ với 1.539 nhân khẩu (thực tế thường trú tại xã), có 3 dân tộc, gồm: Dao: 243 hộ; Mông: 70 hộ; Tày: 03 hộ.

Thuận lợi:

Bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình được các cấp, các ngành quan tâm, hướng dẫn cụ thể. Ban chỉ đạo xã sau khi được thành lập và kiện toàn đã đi vào hoạt động ổn định; các cơ chế, chính sách, hướng dẫn được ban hành, triển khai kịp thời và đồng bộ; thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lýthường xuyên được đào tạo, tập huấn, phân công nhiệm vụ cụ thể đã đi vào hoạt động nền nếp.

Đặc biệt là trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Hồng Thái luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, các ngành của tỉnh, của huyện và sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trong xã. Cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội xã đã nhận thức sâu sắc và tập trung chỉ đạo quyết liệt để triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

Là xã có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt xã có địa hình cao trung bình từ 800- 1200 m, khí hậu mát mẻ quanh năm đây là điều kiện thận lợi để phát triển sản xuất, gắn với phát triển du lịch tạo công ăn việc làm góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

Nhờ sự hỗ trợ và lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình nông thôn mới, các dự án và sự đồng thuận của đông đảo nhân dân trong triển khai và tổ chức thực hiện, xã đã đạt được những kết quả đáng kể trong xây dựng nông thôn mới,... bên cạnh đó, xã đã thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án phát triển sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,phát huy lợi thế của địa phươngđể phát triển nông nghiệp, hàng hóa có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực về tư duy cán bộ và của người dân, phương thức tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung đã được thể hiện rõ hơn, đời sống vật chất và tình thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như xây dựng nông thôn mới.

Hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện:

Xuất phát điểm để thực hiện Chương trình thấp, năm 2011 khi bắt đầu triển khai thực hiện, xã Hồng Thái mới có 01/19 tiêu chí (Tiêu chí 19 -Quốc phòng và an ninh trật tự) với 8/39 chỉ tiêu (nay là 49 chỉ tiêu) đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 65,7%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 5,0 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp với quy mô nhỏ, lẻ; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh; việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế của nhân dân còn nhiều hạn chế. Công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức xã và lãnh đạo thôn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng nông thôn mới, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. 

Về huy động nguồn lực xây dựng xây dựng nông thôn  mới

Tổng số vốn:                                                          84.119, 4 triệu đồng.

Trong đó:

- Vốn ngân sách trung ương:

53.263,9

triệu đồng.

- Vốn ngân sách địa phương:

20.060,2

triệu đồng.

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác:

224,1

triệu đồng.

- Vốn tín dụng:

6.240,4

triệu đồng.

- Vốn huy động từ doanh nghiệp; các tổ chức Chính trị Xã hội:

1.679,4

triệu đồng.

- Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư:

2.651,4

triệu đồng.